Các công thức tính điện trở

Điện trở là một khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực điện tử và công nghiệp. Nhưng bạn đã biết được tất cả những thông tin cơ bản về điện trở chưa? Hãy cùng Trường trực tuyến tìm hiểu về điện trở và các công thức tính điện trở dưới đây!

Điện trở là gì?

Điện trở, hay còn được gọi là resistor trong tiếng Anh, là một linh kiện điện tử thụ động trong mạch điện. Nó có vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế cường độ dòng điện trong mạch. Điện trở có thể có nhiều chức năng khác nhau như điều chỉnh tín hiệu, chia điện áp và kích hoạt linh kiện điện tử.

Điện trở kháng được định nghĩa là tỉ số giữa hiệu điện thế giữa hai đầu và cường độ dòng điện đi qua nó. Đơn vị đo của điện trở là ohm (Ω).

Các công thức tính điện trở
Tìm hiểu về điện trở

Các công thức tính điện trở

Định luật Ohm

Định luật Ohm được tạo ra bởi nhà vật lý học người Đức Georg Ohm để đo lường sự cản trở của dòng điện trong mạch điện. Định luật Ohm cho biết cường độ dòng điện qua một vật dẫn điện luôn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai điểm đó.

Công thức của định luật Ohm là:

U = I * R

Trong đó:

  • U: hiệu điện thế (đơn vị: V)
  • I: cường độ dòng điện (đơn vị: A)
  • R: điện trở (đơn vị: Ω)

Ngoài ra, ta còn có thể tính điện trở dựa trên công suất tiêu thụ của điện trở R với công thức sau:

  • Công suất tiêu thụ của điện trở P bằng bình phương cường độ dòng điện I nhân với điện trở R: P= I 2 × R
  • Công suất tiêu thụ của điện trở P bằng bình phương điện áp V chia cho điện trở R: P= V 2 / R

Công thức tính điện trở song song

Tổng điện trở tương đương của hai điện trở song song RTổng được tính bằng công thức:

Khi bạn thêm các điện trở song song, tổng điện trở sẽ giảm.

Công thức tính điện trở nối tiếp

Tổng điện trở tương đương của hai điện trở nối tiếp RTổng được tính bằng công thức sau:

Tổng R = R 1 + R 2 + R 3 + …

Khi bạn thêm các điện trở nối tiếp, tổng điện trở sẽ tăng.

Ví dụ về tính điện trở

Cùng xem một ví dụ để hiểu rõ hơn về cách tính điện trở trong mạch điện.

Cho mạch gồm hai điện trở R1 và R2, với hiệu điện thế của mạch là U = 12V, R1 = 3Ω, và hiệu điện thế đặt vào hai đầu R2 là 3V (U2 = 3V). Hãy tính:

a) Cường độ dòng điện chạy qua mạch và giá trị của điện trở R2.

b) Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở R2 trong khoảng thời gian là 1 phút nếu R1 mắc song song R2.

Giải:

a) Từ đầu bài, ta có R1 nối tiếp R2.

  • Hiệu điện thế toàn mạch: U = U1 + U2
  • Với U1 = U – U2 = 12 – 3 = 9V

Cường độ dòng điện toàn mạch: I = I1 = I2 = U1 / R1 = 3A

Do đó, R2 = U2 / I2 = 1Ω

b) Trong trường hợp R1 song song với R2

  • Nhiệt lượng tỏa ra trên R2 là: Q2 = I2 R2 t
  • Hiệu điện thế toàn mạch: U = U1 = U2 = 12V
  • Cường độ dòng điện qua R2: I2 = U2 / R2 = 12A
  • Nhiệt lượng tỏa ra trên R2 trong khoảng thời gian 1 phút là: Q2 = 720J

Mã màu của điện trở

Cách đọc điện trở theo mã màu

Để phân biệt giá trị của các loại điện trở, người ta sử dụng mã màu để đọc giá trị của chúng. Mỗi điện trở sẽ có 4 vòng màu trên mình, đại diện cho giá trị của nó. Thông thường, 2 vòng đầu tiên là hai chữ số đầu, vòng thứ ba thể hiện số chữ số “0” đứng sau, và vòng thứ tư thể hiện sai số.

Cách tính điện trở theo mã màu

Ví dụ: Một điện trở có 4 vòng màu lần lượt là Đỏ, Đỏ, Nâu, Ngân Nhũ. Hãy tính giá trị điện trở của nó.

  • Màu Đỏ có giá trị là 2.
  • Màu Nâu có giá trị là 1.
  • Ngân Nhũ có sai số là 5%.

==> Ta có các số tương ứng với các vòng màu là: 2 2 1 5%

Tính giá trị của điện trở bằng cách ghép 2 số đầu tiên và thêm vào sau đó 1 số 0. Vậy giá trị điện trở là 220Ω với sai số 5%.

Trên đây là những thông tin chi tiết về các công thức tính điện trởTrường trực tuyến cung cấp cho banj. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp bạn sẽ có thêm các kiến thức bổ ích.