Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có tốt không? Có nên học trường Công nghiệp HCM? Chất lượng đào tạo và cơ sở vật chất thế nào? Mức học phí ra sao? Đây có lẽ đều là những băn khoăn và thắc mắc chung của các sĩ tử đã và đang có ý định đăng ký học tại ngôi trường này. 

Đừng quá lo lắng! Chúng tôi sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất thông qua những đánh giá và nhận xét dưới đây.

1 – Giới thiệu về Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Nếu như ở khu vực phía Bắc, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội nổi tiếng với bề dày lịch sử (hơn 120 năm xây dựng và phát triển) thì ở khu vực phía Nam, Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cũng được đánh giá là ngôi trường có truyền thống đào tạo lâu đời về các ngành kinh tế, kỹ thuật và công nghệ thông tin.

Không chỉ nổi tiếng với cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất, Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh còn được biết đến là một trong những ngôi trường đại học có lịch sử thay tên đổi họ nhiều nhất tại Việt Nam (với 8 lần đổi tên). 

Cụ thể về Lịch sử hình thành và phát triển của ĐH Công nghiệp TPHCM

– Trường được thành lập ngày 11 tháng 11 năm 1956, với tên gọi Trường Huấn nghiệp Gò Vấp do các tu sĩ Dòng Salêdiêng Don Bosco (Việt Nam) đứng đầu.

– Năm 1968: Trường Huấn nghiệp Gò Vấp được đổi tên thành Trường tư thục Trung học Kỹ thuật Đệ nhất cấp Don Bosco, bổ nhiệm Linh mục Phêrô Cuisset làm Qúy giám đốc và Linh mục Isiđôrô Lê Hướng làm hiệu trưởng.

– Năm 1970 – 1973: Trường được nâng cấp lên bậc đệ nhị và được gọi tắt là Trường Trung học Kỹ thuật Don Bosco do linh mục Gioan Nguyễn Văn Ty điều hành.

– 01/01/1976: Trường có tên gọi là Trường Kỹ thuật Don Bosco.

– Năm 1978: Trường được đổi tên thành Trường Công nhân Kỹ thuật IV, thuộc Bộ Cơ khí và Luyện kim.

– Năm 1994: Hợp nhất với Trường Trung học Hóa chất II thành Trường Trung học Kỹ thuật công nghiệp IV thuộc Bộ Công nghiệp.

– 03/1999: Nâng cấp thành Trường Cao đẳng Công nghiệp IV.

– 12/2004: Trường được nâng cấp thành Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (tên Tiếng Anh: Industrial University of Ho Chi Minh City), trực thuộc Bộ Công thương và giữ nguyên tên gọi đến hiện nay.

Tên viết tắt của Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh là IUH. Và mã trường dùng để đăng ký xét tuyển đại học là: HUI.

Trường có các phân hiệu và cơ sở đào tạo:

1.1- Cơ sở chính đào tạo chính

Địa chỉ: 12 Nguyễn Văn Bảo, Phường 4, Quận Gò Vấp, TP.HCM

Điện thoại: (028) 38940390 Fax: (028) 38946268

Website: www.iuh.edu.vn

Email trường: [email protected]

Email Bộ phận tuyển sinh: [email protected]

2.2 – Cơ sở Thanh Hóa

Địa chỉ: Xã Quảng Tâm, TP. Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa

Điện thoại: (0237) 3675092 – Fax: (0237) 3675350

Website: http://www.th.iuh.edu.vn

1.3 – Phân hiệu Quảng Ngãi

 Địa chỉ: 938 Quang Trung, TP. Quảng Ngãi

 Điện thoại:(0255) 3250075, (0255) 3713858 – Fax: (0255) 3713858

 Website: http://www.qn.iuh.edu.vn

2 – Cơ sở vật chất Trường ĐH Công nghiệp TPHCM

“Cơ sở vật chất Nhà trường với trên 500 giảng đường và phòng học rộng rãi thoáng mát, trên 350 phòng thí nghiệm và xưởng thực hành có trang thiết bị hiện đại, các khu nội trú có sức chứa 8.000 người. 

Nhà ăn sinh viên được xây dựng hiện đại, rộng rãi, sinh viên có thể tự chọn món ăn cho vừa với sở thích và túi tiền theo phong cách tự phục vụ nhằm hội nhập với lối sống hiện đại. Thư viện hiện có trên 200.000 bản sách các loại. 

Nhà trường đã tin học toàn bộ và sâu rộng mọi hoạt động trong trường, sinh viên có thể truy cập internet, sử dụng mạng để tìm kiếm các thông tin thư viện điện tử phục vụ học tập. Mọi liên hệ giao tiếp với thầy và tìm kiếm những thông tin về khoa, về trường v.v…, sinh viên học sinh có thể tìm kiếm trên mạng.

Nhà ăn, kí túc xá sinh viên, nhà truyền thống, phòng tập thể thao đa năng, thư viện điện tử, hệ thống xưởng thực tập, phòng thí nghiệm và các phòng học, giảng đường ngày càng được hoàn thiện theo tiêu chuẩn quốc tế. Các phương tiện tin học trong Nhà trường được nối mạng và kết nối internet sẽ ngày càng được sử dụng rộng rãi.”

3 – Đội ngũ giảng viên

“Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM có đội ngũ cán bộ – giảng viên là 1.398 người, trong đó có 1.049 giảng viên cơ hữu. 

Ngoài ra, Nhà trường mời hàng trăm giảng viên thỉnh giảng từ các trường đại học, viện nghiên cứu, các học viện và những cán bộ khoa học kỹ thuật đang công tác tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm đa dạng hóa các nguồn lực giảng dạy. 

Đã có trên 90% giảng viên có trình độ sau đại học với 02 giáo sư, 21 phó giáo sư; 201 tiến sĩ; 765 thạc sĩ (trong đó có 164 người đang làm nghiên cứu sinh) (Dữ liệu cập nhật đến ngày 30/03/2019).

Nhiều giảng viên tham gia các công trình nghiên cứu khoa học cấp trường, cấp bộ, cấp thành phố và cấp nhà nước.”

4 – Chất lượng đào tạo

Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là một trong top 10 trường hàng đầu về đào tạo công nghệ ứng dụng tại Việt Nam. 

Trường còn là nguồn cung ứng nhân lực chất lượng cao cho các ngành: Kinh tế, ngôn ngữ, ô tô, kỹ thuật,…

Bên cạnh đó, IUH cũng là ngôi trường sở hữu hệ thống đào tạo linh hoạt, nội dung và phương pháp giảng dạy tiên tiến, tạo nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên.

Chính sách chất lượng của nhà trường đó là: 

  1. Đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra, cải tiến chương trình, phương pháp dạy – học và quản lý đào tạo hướng đến tiếp cận với giáo dục khu vực và thế giới.
  2. Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào dạy – học và quản lý, hướng đến tiếp cận và thích ứng với cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
  3. Xây dựng ý thức kỷ luật, tinh thần tập thể, phát huy tiềm năng và sự cống hiến của mọi cá nhân, quan hệ mật thiết với các bên liên quan nhằm đáp ứng ngày càng cao yêu cầu nguồn nhân lực của xã hội.

5 – Học phí trường ĐH UIH

Điểm hạn chế lớn nhất của ngôi trường có lẽ chính là vấn đề học phí. Học phí của ngôi trường này được đánh giá là quá cao so với một trường công lập.

Theo đó, học phí năm học 2018 – 2019 là:

5.1 – Hệ đại học

– Khối ngành Kinh tế : 26.000.000 đồng/năm.

– Khối ngành Công nghệ : 30.000.000 đồng/năm.

– Đại học vừa làm vừa học, Đại học liên thông – Khối ngành Kinh tế : 12.000.000 đồng/năm.

– Đại học vừa làm vừa học, Đại học liên thông – Khối ngành Công nghệ : 14.400.000 đồng/năm.

5.2 – Hệ cao đẳng

– Khối ngành Kinh tế : 8.000.000 đồng/năm.

– Khối ngành Công nghệ : 9.600.000 đồng/năm.

6 – Hoạt động sinh viên

Bên cạnh việc học tập, Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cũng nổi bật với nhiều phong trào hoạt động tập thể. 

Trường có rất nhiều câu lạc bộ cũng như hội nhóm dành cho sinh viên như: CLB Nghiên cứu trẻ, CLB OPIUM (nhảy hiện đại), CLB SolidWorks, CLB Kết nối trẻ, CLB Guitar,… Phong trào Đoàn, Đội cũng rất tích cực và mạnh mẽ.

7 – Một vài mặt hạn chế của trường ĐHCN TPHCM

Không thể phủ nhận, ngoài những ưu điểm kể trên, ĐH Công nghiệp TPHCM cũng tồn tại một số mặt hạn chế nhất định đó là:

  • Tình trạng ùn tắc mỗi khi đóng học phí.
  • Đăng ký học phần tín chỉ khó khăn. Tuy nhiên, đây vấn đề này cũng xảy ra ở rất nhiều trường đại học, nhất là trường học theo tín chỉ chứ không riêng gì Đại học UIH.
  • Tình trạng kẹt giữ xe diễn ra hàng ngày dù có đến 4 bãi giữ xe.
  • Ít không gian cho các hoạt động ngoại khóa.
  • Phong trào hoạt động xã hội chưa thực sự rộng rãi và gần gũi đối với các bạn sinh viên mới.

8 – Cập nhật điểm chuẩn ĐH Công nghiệp TPHCM năm 2019

Trên đây là những đánh giá khách quan và chi tiết nhất giúp các sĩ tử có thể trả lời được câu hỏi: Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có tốt không? 

Theo Trường trực tuyến thì nhìn chung, ngôi trường nào cũng có ưu nhược điểm riêng. Vì thế, nếu đã trót “yêu” UIH thì đừng ngần ngại nộp đơn xét tuyển và đăng ký học nhé. Có đam mê nhất định các bạn sẽ tìm được cho mình hướng đi phù hợp!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *