Bazơ kiềm là gì

Bazơ, một khái niệm không thể thiếu trong hóa học, đóng vai trò quan trọng như axit trong cuộc sống. Vậy bazơ kiềm là gì? Tính chất của bazơ ra sao? Hãy cùng Trường trực tuyến khám phá sâu hơn về thế giới của bazơ.

1. Bazơ kiềm là gì? Công thức Bazơ (Kiềm)

Bazơ là hợp chất hóa học có phân tử chứa một hoặc nhiều nhóm hidroxit (OH), liên kết với một nguyên tử kim loại. Hóa trị của kim loại bằng số nhóm hidroxit. Bazơ có công thức tổng quát M(OH)n, trong đó “M” là một kim loại và “n” là hóa trị của kim loại đó. Ví dụ: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, LiOH, RbOH, CsOH, Sr(OH)2 là những ví dụ về bazơ.

Bazơ kiềm là gì
Định nghĩa Bazơ

2. Phân loại và cách đọc tên bazơ

Bazơ có thể được phân loại dựa trên tính chất hóa học và tính tan trong nước. Dựa vào tính chất hóa học, bazơ được chia thành hai loại chính:

  • Bazơ mạnh: Như NaOH, KOH, …
  • Bazơ yếu: Như Fe(OH)3, Al(OH)3, …

Dựa vào tính tan của bazơ trong nước, bazơ được chia thành hai loại:

  • Bazơ tan được trong nước (gọi là kiềm): Như NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, LiOH, RbOH, CsOH, Sr(OH)2.
  • Bazơ không tan: Như Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3, …

Cách đọc tên bazơ theo trình tự là: Tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hidroxit. Ví dụ: NaOH được đọc là natri hidroxit, Ca(OH)2 được đọc là canxi hidroxit, Cu(OH)2 được đọc là đồng (II) hidroxit, Fe(OH)2 được đọc là sắt (II) hidroxit.

Với những Bazo tan, bạn có thể tìm hiểu về những tính chất hoá học đã được chúng tôi tổng hợp trong bài viết dưới đây nhé:

Bazo tan có những tính chất hoá học nào?

3. Tính chất vật lý và hóa học của bazơ

3.1. Tính chất vật lý của bazơ

  • Bazơ nồng độ cao và bazơ mạnh có tính ăn mòn chất hữu cơ và tác dụng mạnh với các hợp chất axit.
  • Bazơ có mùi và gây cảm giác nhờn hoặc nhớt.
  • Bazơ có vị đắng.

3.2. Tính chất hóa học của bazơ

  • Bazơ làm đổi màu giấy quỳ tím thành màu xanh.
  • Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu chuyển sang màu đỏ.
  • Bazơ tác dụng với oxit axit và axit tạo thành muối và nước.
  • Bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.
  • Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.

4. Ứng dụng của bazơ trong đời sống

Bazơ có ứng dụng rất đa dạng trong nhiều lĩnh vực trong đời sống. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của bazơ:

  • Trong ngành công nghiệp hóa chất và dược phẩm: Sản xuất các sản phẩm chứa gốc Sodium như Sodium phenolate (sản xuất thuốc Aspirin), Sodium hypochlorite (chất tẩy trắng, khử trùng).
  • Trong ngành công nghiệp chế biến gỗ, tre, nứa: Làm nguyên liệu sản xuất giấy dựa theo phương pháp Sulphate và Soda.
  • Trong ngành công nghiệp dệt, nhuộm: Sử dụng làm chất phân hủy pectins, sáp để xử lý vải thô và tăng khả năng hấp thụ màu cho vải nhuộm.
  • Trong công nghiệp làm sạch: Pha chế dung dịch tẩy rửa chai lọ, các thiết bị trong nhà máy bia, xử lý rau, hoa quả trước khi chế biến.
  • Và còn nhiều ứng dụng khác như trong ngành lọc dầu, sản xuất xà phòng, làm chất phụ gia trong thực phẩm, xử lý nước và cải tạo đất, nhuộm vải,…

Có thể nói, bazơ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và công nghiệp. Hiểu biết về bazơ là điều cực kỳ cần thiết để áp dụng và tận dụng những tính chất đặc biệt của chúng.